Cách phân biệt các loại vải trong may mặc

Hiện nay có khá nhiều tên các loại vải khác nhau, bài viết sẽ tổng hợp 9 tên các loại vải ; ưu và nhược điểm của các loại vải và cách phân biệt chúng để các bạn nắm rõ. 

1. Vải cotton

Vải cotton được xem là “loại vải của cuộc sống”, bởi sự đa dạng và tính phổ biến của chúng trong mọi lĩnh vực.

Vải cotton có thành phần 100% sợi bông, nhẹ, độ bền cao, thấm hút mồ hôi tốt, độ co giãn cao, giặt nhanh khô. Vì vậy, vải cotton được đánh giá là loại vải có giá thành cao so với mặt bằng chung của thị trường hiện nay.

2. Vải jeans

Vải jean được xem là chất liệu vải của mọi thời đại và được giới trẻ rất yêu thích bởi phong cách trẻ trung, năng động và cá tính. Không như các loại vải khác, vải jean phổ biến từ rất lâu nên cách nhận diện chúng khá đơn giản.

♦ Ưu điểm:

– Độ bền cao, trẻ trung, thời thượng.

♦ Nhược điểm:

– Ít co giãn, thô cứng và giặt lâu khô.

♦ Các loại vải jean hiện nay:

– Vải Skinny jeans

– Vải jeans cotton

– Vải Jeans cotton pha Poly

– Vải jeans thun

– Vải Jeans tái chế (không qua xử lý)

♦ Ứng dụng của vải jeans:

Một số ứng dụng trong thời trang: áo khoác jean, quần jean, nón (mũ) jean, túi xách jean…

3. Vải voan

Vải voan là loại vải được làm từ các sợi nhân tạo nhưng nó lại mang được nhiều đặc tính của vải tự nhiên như mềm mại, nhẹ nhàng.

♦ Ưu điểm:

  • Không nhàu, không bị vết gấp.
  • Chất liệu mát mẻ, nhẹ nhàng.
  • Kiểu dáng, màu sắc đa dạng.

♦ Nhược điểm:

  • Chất liệu khá mỏng, dễ lộ nội y. Do đó, áo voan thường được thiết kế với 2 lớp áo nhầm khắc phục nhược điểm này.
  • Vải khá dễ bị bám bẩn khi sử dụngvà khó giặt ra.
  • Chất vải dễ bắt cháy, dễ xước sợi.

♦ Ứng dụng của vải voan:

Ngày trước, vải voan được sử dụng chỉ để may rèm cửa, sau đó được sử dụng để may khăn trùm đầu cho cô dâu trong những ngày trọng đại.

Nhưng sau đó, vì đặc tính tuyệt vời của nó nên vải voan được dùng để may váy và áo sơ mi voan cho chị em phụ nữ. Các mẫu áo voan in hoa, dập họa tiết hoặc kết hợp với chất liệu ren rất được ưa chuộng ngày nay.

4. Vải lụa

Là dòng vải được dệt từ các sợi tơ tằm, màu sắc óng ánh cho vẻ đẹp sang trọng, quý phái, khi mặc tạo cảm giác rất thoải mãi và dễ chịu. Từ xa xưa, lụa đã thường được dùng cho những bậc vua chua, quý tộc, là biểu tượng của sự giàu sang và phú quý.

♦ Ưu điểm:

– Mềm mại, mượt mà hơn so với sợi nhân tạo khác.

– Mát mẻ, dễ chịu, thích hợp mặc vào thời tiết mùa hè nắng nóng.

– Thoáng khí, giữ nhiệt rất tốt tạo cảm giác ấm vào mùa đông.

♦ Nhược điểm:

– Khó bảo quản khi sử dụng, dễ tạo nếp gấp, nhàu.

– Dễ nhàu, nhanh hư, không giữ được vẻ đẹp tự nhiên như ban đầu.

– Dễ thu hút côn trùng nên cần bảo quản sạch sẽ.

♦ Các loại vải lụa:

  • Lụa tơ tằm: Được dệt hoàn toàn từ sợi tơ của con tằm.
  • Lụa satin: Để tạo ra được loại vải Satin cũng dựa theo liên kết sợi ngang dọc nhưng số lượng sợi ngang sẽ nhiều hơn sợi dọc.
  • Lụa cotton: Là chất liệu được làm từ sợi bông và sợi tơ tằm kết hợp.
  • Lụa Twill: Có độ dày cao hơn thông thường, đặc biệt hai bề mặt của vải khác nhau.
  • Lụa 2 da: Được ta ra tự sợi tơ tằm và sợi Visco. Khi có ánh sáng chiếu vào loại vải này sẽ hiện màu sáng sặc sỡ và bắt mắt.
  • Lụa gấm: Là loại lụa được thêu lên bề mặt các loại hoa văn khác nhau trong quá trình dệt vải.
  • Lụa Damask Silk: Cũng được dệt tương tự như vải Satin, nhưng các sợi ngang và dọc đồng đêu hơn, các loại hoa văn cũng được tạo ra từ quá trình dệt sợi.
  • Lụa đũi: Được dệt từ các loại sợi dư thừa và có chất lượng thấp hơn từ các loại tơ tằm. Loại này dù bên ngoài hơi thô nhưng lại có độ bóng nhẹ, rất thích hợp làm áo vest.

♦ Ứng dụng của vải lụa:

Ngày nay, lụa được sử dụng để tạo nên rất nhiều những loại trang phục khác nhau từ sang trọng, nghiêm túc đến thoải mái như váy đầm, váy cưới, áo choàng, pijama, áo sơ mi và đặc biệt là áo dài.

5. Vải lanh

Với các loại vải thường dùng trong may mặc, vải lanh là cái tên khá quen thuộc. Đây là loại vải được làm từ sợi của cây lanh. Nó được biết đến bởi đặc tính mềm, nhẹ, bền và thấm hút mồ hôi tốt.

♦ Ưu điểm:

  • Thấm hút mồ môi tốt nên chủ yếu được dùng để may đồ bộ mặc nhà vào mùa hè.
  • Nhẹ, mềm mại, có độ bóng tự nhiên cao.
  • Có độ bền rất cao.

♦ Nhược điểm:

– Dễ nhăn, dễ có nếp gấp gây mất thẩm mỹ và có độ đàn hồi kém.

– Dễ bị hư hỏng bởi nấm mốc, mồ hôi hoặc chất tẩy.

♦ Ứng dụng của vải lanh:

Đa phần những mẫu đồ bộ mặc nhà của chị em phụ nữ đều sử dụng loại vải lanh để may tạo sự thông thoáng, mát mẻ khi mặc. Ngoài ra, vải lanh còn được sử dụng để làm khăn lót, chùi chén dĩa, khăn trải bàn, trải giường…

6. Vải đũi

Vải đũi là loại vải rất xốp, nhẹ và mát, thoáng khí, khả năng thấm hút cực kỳ hiệu quả. Mới nhìn qua, vải đũi và vải thô có cảm giác khá giống nhau, tuy nhiên, vải đủi có phần mềm mại và thoáng khí tốt hơn so với vải thô.

♦ Ưu điểm:

  • Vải mềm, nhẹ và thoáng khí, thấm hút nước cực tốt
  • Đơn giản, mộc mạc và tự nhiên, thân thiện với môi trường sống.
  • Không tích điện.
  • Ít bám bụi bẩn, dễ giặt, mau khô.

♦ Nhược điểm:

  • Dễ bị nhăn và có nếp gấp.
  • Ủi (là) khi mặc.

♦ Có 3 loại chính:

  • Vải đũi thô.
  • Đũi xước.
  • Đũi thêu hoa.

♦ Ứng dụng của vải đũi:

Vải đũi được sử dụng nhiều để may đồ bộ mặc nhà vào mùa hè vì chất liệu nhẹ, mát mẻ. Bên cạnh đó, vải đũi còn được dùng để may quần, áo, váy, khăn choàng, bao bì, túi quà thời trang

7. Vải ren

Vải ren là chất liệu khá phổ biến trong trang phục váy cưới. Chất liệu dày dặn, mềm mại đem lại cảm giác thông thoáng, mát mẻ cho người mặc.

♦ Ưu điểm:

– Biểu tượng của sự ngọt ngào, quyến rũ.

– Bền, không bị biến dạng sau thời gian dài sử dụng.

♦ Nhược điểm:

– Mỏng, nên mặc cần thêm lớp áo lót bên trong.

– Khó bảo quản, dễ rách khi tiếp xúc với vật nhọn. 

– Chỉ giặt tay và dùng lực nhẹ để vò.

♦ Ứng dụng của vải ren:

Vải ren được sử dụng nhiều để may váy đầm đi tiệc, áo, váy cưới…

8. Vải kaki

Vải kaki đã xuất hiện khá lâu đời và hiện nay vẫn luôn được yêu thích bởi độ bền cao, phom dáng cố định phù hơp cho nhiều kiểu trang phục khác nhau. Vải kaki được tạo nên bởi sợi cotton hoặc sợi vải tổng hợp dệt chéo và thường có màu nâu sáng hơn các loại vải khác.

♦ Ưu điểm:

– Thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

– Dễ giặt, ít nhăn, ít bị nhàu.

– Độ bền cao,

♦ Nhược điểm:

– Chất liệu vải dày, thô.

– Phong cách người lính, cứng nhắc và dễ bị lỗi thời.

– Không đa dạng màu.

♦ Vải kaki có 2 loại chính:

– Loại vải không thun, không co giãn.

– Loại vải thun kaki có độ co giãn tốt.

♦ Ứng dụng:

Vải kaki được dùng chủ yếu để may quân phục, balo, mũ nón hoặc may đồng phục công sở như chân váy, áo vest, đầm, đồ bảo hộ lao động. Hiện nay, vải kaki còn được sử dụng cả trong những thiết kế cần tính mềm mại, uyển chuyển của phụ nữ như quần, váy, đầm ôm quyến rũ…

9. Vải canvas (vải bố)

Là loại vải được làm chủ yếu từ sợi cây Gai Dầu, bên cạnh kết hợp thêm một số sợi khác như sợi bông hoặc là sợi tổng hợp. Ngoài cái tên vải canvas nó còn được gọi với cái tên thân quen hơn đó chính là Vải Bố.

♦ Ưu điểm:

– Có khả năng chống thấm nước tốt.

– Vải khó bị bay màu khi gặp thời tiết mưa gió thất thường.

– Có độ bề cao.

♦ Nhược điểm:

– Không có độ co giãn.

– Vải thô, dày.

♦ Ứng dụng:

Vải canvas được sử dụng để may quần tây công sở, quần ống suông, túi xách, giày…và nhiều ứng dụng khác.

Hi vọng rằng những chia sẻ về tên các loại vải và cách nhận biết 9 loại vải quần áo trên đây sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức về các loại vải quần áo để đa dạng thêm phong cách thời trang của riêng mình.

Tham khảo các loại vải do Vihako phân phối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *